Viêm niệu đạo nữ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phòng khám đảm bảo thực hiện 5k, hẹn khám giờ riêng, 1 bác sĩ - 1 bệnh nhân.

Tư vấn y khoa: Bác sĩ Phụ Khoa giỏi - ĐKQT Hà Nội

Đánh giá:

Viêm niệu đạo là bệnh rất thường gặp ở nữ giới. So với nam giới thì nữ giới cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Viêm niệu đạo gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có nguy cơ gây biến chứng, nếu không điều trị sẽ dứt điểm. Vậy bệnh viêm niệu đạo ở nữ là gì? Căn bệnh này có nguyên nhân và triệu chứng như thế nào? Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể điều này trong nội dung dưới đây!

Chat với bác sĩ chuyên khoa: TẠI ĐÂY!

Viêm niệu đạo nữ là gì?

Bác sĩ tư vấn tận tình
Bác sĩ CKI Tạ Thị Hồng Duyên đang tư vấn cho bệnh nhân

Theo chia sẻ của bác sĩ CKI sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội thì: Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ống niệu đạo, thường do vi khuẩn tấn công. Nữ giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh này. Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra do do thói quen sinh hoạt hoặc hoạt động tình dục. Nữ giới dễ mắc viêm niệu đạo cao hơn nam giới là do niệu đạo của nữ giới ở gần với hậu môn, âm đạo khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Để được tư vấn miễn phí chị em hãy liên hệ: TẠI ĐÂY!

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh viêm niệu đạo là:

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Nguyên nhân đầu gây viêm niệu đạo nữ là vệ sinh vùng kín không đúng cách. Việc vệ sinh vùng kín thường rất đơn giản nhưng nhiều chị em đang không chú trọng. Một số thói quen sinh hoạt không đúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo nữ là: lười thay băng vệ sinh, mặc quần lót chặt chất liệu không thông thoáng… Những việc này khiến vùng kín bí bách, ra nhiều mồ hôi và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, lạm dụng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh cũng khiến cho niệu đạo kích ứng và bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ

Do cấu tạo hệ tiết niệu

Do niệu đạo của nữ giới rất ngắn chỉ khoảng 1,5 cm và rộng hơn so với nam giới. Ngoài ra, cơ quan sinh dục luôn trong trạng thái mở và rất gần với âm đạo, hậu môn. Điều này khiến cho vi khuẩn từ các cơ quan khác dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo và dẫn đến viêm niệu đạo nữ.

Thường xuyên nhịn tiểu

Những chị em hay nhịn tiểu rất dễ nhiễm bệnh viêm niệu đạo nữ. Nguyên nhân là do kh đó bàng quang bị căng nước và khiến nước tiểu bị trào ngược lên ống dẫn niệu đạo. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

Do quan hệ tình dục không an toàn

Nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc các bệnh nam khoa cũng rất dễ bị viêm niệu đạo. Ngoài ra, đây còn là con đường lây nhiễm nhiều bệnh xã hội nguy hiểm như: sùi mào gà, lậu, chlamydia, herpes sinh dục… Các căn bệnh này cũng làm tổn thương niệu đạo và dẫn đến viêm nhiễm niệu đạo.

Do thực hiện thủ thuật ngoại khoa.

Khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa ở vùng kín như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai và đặc biệt là đặt ống thông tiểu không đảm bảo sẽ gây ra viêm niệu đạo nữ. Bên cạnh đó, nữ giới bị tiểu đường hoặc có dị tật bẩm sinh đường niệu đạo cũng dễ mắc phải căn bệnh này.

Suy giảm miễn dịch khi mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm niệu đạo nữ và các bệnh phụ khoa. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một là hệ miễn dịch suy giảm do nội tiết thay đổi, hai là kích thước thai nhi phát triển lớn và đè nén lên bàng quang cũng như ống dẫn nước tiểu. Bên cạnh đó, nội tiết tố biến đổi khiến cho cơ niệu đạo co bóp kém hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới.

Triệu chứng viêm niệu đạo

Các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo nữ rất điển hình và dễ nhận biết. Cụ thể là:

Tiểu buốt, tiểu rắt

Viêm niệu đạo nữ gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Cảm giác này rất khó chịu và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Lỗ niệu đạo sưng đỏ

Viêm nhiễm khiến lỗ niệu đạo sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Khi bị viêm nhiễm nặng, lỗ niệu đạo có thể tiết dịch có màu vàng đục, mùi hôi khó chịu.

Đau ở vùng bụng và lưng

Viêm nhiễm ở niệu đạo gây ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu, khiến chị em bị đau bụng dưới hoặc đau lưng. Viêm nhiễm nặng còn có thể khiến người bệnh bị sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.

Đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục

Việc quan hệ tình dục cũng tác động đến vùng nhiễm niệu đạo và khiến chị em đau rát, thậm chí chảy máu.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này, hãy chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được hỗ trợ!

Viêm niệu đạo ở nữ giới có nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo có nguy hiểm không

Viêm niệu đạo không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể chuyển sang mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể những tác hại của bệnh viêm âm đạo là:

  • Gây hẹp niệu đạo: Viêm nhiễm ở niệu đạo sau khi lành lại sẽ hình thành sẹo và khiến niệu đạo bị hẹp. Việc này sẽ gây ra tình trạng bí tiểu.
  • Viêm nhiễm trong cơ quan lân cận: Vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo nữ có thể tấn công các cơ quan khác và gây viêm bàng quang, viêm tử cung hoặc viêm vùng chậu…
  • Rò hoặc áp xe niệu đạo: Trong trường hợp niệu đạo bị tổn thương nặng nề, nó có thể hình thành các ổ áp xe, lỗ rò.
  • Cản trở hoạt động tình dục: Viêm niệu đạo khiến chị em bị đau rát và khó chịu khi quan hệ.
  • Suy thận mãn tính: Khi viêm niệu đạo chuyển sang mãn tính, bệnh có thể tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến các cơ quan đường tiết niệu. Biến chứng nghiêm trọng nhất là gây suy thận. Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân suy thận là do các biến chứng của bệnh viêm niệu đạo.
  • Gây vô sinh: Các bệnh viêm vùng chậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và quá trình thụ thai. Do đó khả năng sinh sản của nữ giới cũng bị ảnh hưởng, thậm chí vô sinh.
  • Gây biến chứng cho thai nhi: Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm niệu đạo, khi sinh con có thể khiến thai nhi bị viêm giác mạc, viêm da do nhiễm khuẩn.

Điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới?

Chữa viêm niệu đạo tại nhà

Chữa viêm niệu đạo tại nhà

Nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, bạn có thể để chữa trị tại nhà bằng các loại thảo dược. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng các phương pháp này có tác dụng chậm nên chỉ là biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính.

Chữa viêm niệu đạo bằng tỏi

Tỏi là gia vị rất quen thuộc, được ví như kháng sinh tự nhiên phòng chống bệnh tật. Trong tỏi có chứa allicin – có tác dụng dung kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng. Vì vậy tỏi là một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn giàu các loại vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng tăng sức đề kháng.

Để chữa viêm niệu đạo nữ bằng tỏi, bạn hãy ăn khoảng 3 – 4 tép tỏi sống trong vài ngày. Nếu không thể ăn tỏi sống, hãy chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày.

Lá trầu không chữa viêm niệu đạo. 

Lá trầu không là thảo dược rất quen thuộc được chị em sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm niệu đạo. Trầu không là loại cây dây leo, rất phổ biến ở nước ta. Tinh dầu trầu không có chứa chất kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Trong đông y, trầu không được sử dụng để khử trùng và khử mùi. Loại cây này cũng được sử dụng để điều chế dung dịch vệ sinh cho nữ giới. Chính vì những tác dụng này nên trầu không có thể sử dụng để chữa viêm niệu đạo nữ.

Cách dùng thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch sau đó giã nát.
  • Lọc lấy nước để rửa niệu đạo.

Chú ý không nên chà xát mạnh vì có thể gây tổn thương vùng kín.

Các biện pháp dân gian tuy có hỗ trợ nhưng không thể điều trị triệt để bệnh viêm niệu đạo, nhất là những trường hợp bệnh nặng. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng các biện pháp y tế.

Cụ thể là:

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện triệu chứng của bệnh.

Điều trị viêm niệu đạo bằng phương pháp ngoại khoa

Kĩ thuật ST điều trị viêm niệu đạo

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp nêu trên. Viêm niệu đạo ở nữ giới còn được điều trị bằng kỹ thuật trị liệu ST.

Đây là phương pháp điều trị viêm niệu đạo cũng như các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay.

Phương pháp này sử dụng các bước sóng ngắn để điều trị. Khi các bước sóng ngắn tác động vào trực tiếp vào các tổ chức viêm nhiễm ở niệu đạo. Huyết quản tại tổ chức bị viêm sẽ nở rộng. Giúp lưu thông máu, loại bỏ các dịch viêm, đẩy nhanh quá trình tiêu viêm. Từ đó đạt hiệu quả tiêu viêm, kháng khuẩn. Mang lại hiệu quả điều trị cao.

Ưu điểm của phương pháp này chính là:

  • Giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện

Nhiệt lượng từ sóng ngắn sẽ tác động trực tiếp vào các hạch giao cảm. Đồng thời còn ức chế các sợi dẫn truyền. Làm giảm cảm giác đau buốt, nhức nhối khi đi tiểu ở người bệnh

  • Tiêu viêm hiệu quả

Tần số sóng ngắn sẽ làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm. Đồng thời làm tăng khả năng di chuyển và thực bào của đại thực bào. Do đó có tác dụng tiêu viêm rất tốt.

  • Tăng cường sự lưu thông máu

Điều trị nhiệt khối bằng kỹ thuật trị liệu ST giúp làm giãn mạch máu, giảm ứ đọng. Lưu lượng máu tại vị trí điều trị sẽ được lưu thông, tuần hoàn. Hỗ trợ khắc phục các triệu chứng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu.

  • Phục hồi chức năng

Khi điều trị băng sóng ngắn kết hợp với vận động liệu pháp sẽ làm tăng nhanh sự dẫn truyền thần kinh vận động. Điều này đáp ứng tốt cho công việc phục hồi chức năng.

Với phương pháp điều trị bệnh hiện đại. Cùng với sự chẩn đoán bệnh chính xác từ đội ngũ bác sĩ. Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Giúp cho họ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, công việc.

Hiện phòng khám đang làm việc từ 8h-20h30 tất cả các ngày trong tuần. Các bạn có thể Click TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn khám bệnh miễn phí.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

  • Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0243.678.8888 - 024.2020.2020
  • Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
  • Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM